Nhân 1 trường hợp thoát vị đĩa đệm di trú được điều trị thành công

?????Nhân 1 trường hợp thoát vị đĩa đệm tách rời đau quá mức được phẫu thuật thành công. Bệnh nhân phải chỉ định mổ cấp cứu để điều trị bệnh

 

? Bệnh nhân nữ 38 tuổi, vào viện do đau thắt lưng lan mặt sau đùi, mặt sau và sau ngoài cẳng chân phải, tê bì-kim châm cẳng chân mặt sau và sau ngoài…, bệnh nhân không thể ngồi được, đi vẹo người và rất đau đớn, bí tiểu tiện, teo cơ cẳng chân phải, chỉ đứng được khoảng 5-10 phút là đau lưng tăng lên…


Sau mổ 5 ngày bệnh nhân đã được ra viện với các triệu chứng giảm rõ rệt, bệnh nhân có thể tự đi lại bình thường tuy nhiên teo chân thì cần thêm thời gian để hồi phục

Chúng tôi đưa ra mức độ phân loại bệnh trên phim chụp cộng hưởng từ, mức độ chẩn đoán thể bệnh và chỉ định điều trị bệnh

  1. GIAI ĐOẠN THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM TRÊN PHIM CỘNG HƯỞNG TỪ

?Đánh giá tình trạng thoái hoá đĩa đệm: Pfirrmann dựa vào phim chụp MRI chia độ thoái hóa đĩa đệm thành 5 độ:
Độ 1: Tín hiệu đồng nhất, màu trắng, chiều cao đĩa bình thường.
Độ 2: Không đồng nhất, màu trắng, chiều cao đĩa bình thường.
Độ 3: Không đồng nhất, màu xám, chiều cao đĩa giảm ít.
Độ 4: Không đồng nhất, xám đến đen, chiều cao đĩa giảm nhiều.
Độ 5: Không đồng nhất, màu đen, mất chiều cao đĩa đệm.

2. Phân loại thoát vị đĩa đệm tác động đến lựa chọn phương pháp điều trị
???Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau:
– Thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau còn nguyên vẹn, chưa bị rách.
– Thoát vị qua dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau đã bị rách, khối thoát vị chui qua chỗ rách chèn ép rễ thần kinh

– Thoát vị đĩa đệm di trú:khối thoát vị di chuyển khỏi vị trí tương ứng với đĩa đệm (có thể lên trên hoặc xuống dưới

???Phân loại theo sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và dây chằng dọc sau ( theo Wood):
Phình đĩa đệm (Bulge): Là sự bè rộng của đĩa đệm ra xung quanh nhưng vẫn theo viền khớp, gây ra do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau, thường phình cân đối làm lõm bờ trước ống sống gây cản trở lưu thông dịch não tủy.
Lồi đĩa đệm (Protrusion): Là sự phá vỡ vòng xơ, nhân keo chui ra ngoài tạo thành ổ lồi khu trú, tiếp xúc với dây chằng dọc sau nhưng vẫn liên tục với tổ chức đĩa đệm gốc.
TVĐĐ thực sự (Extrusion): Là khối thoát vị đã chui qua vòng xơ, nhưng vẫn còn dính liền với phần nhân keo nằm trước dây chằng dọc sau.
TVĐĐ có mảnh rời (Sequestration): Là có một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm gốc nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyên qua màng cứng gây chèn ép tủy

???Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống:
Rothman và Marvel đã chia TVĐĐ ra sau thành ba loại:
– TVĐĐ giữa (thoát vị trung tâm): Chủ yếu chèn ép tủy sống, gây bệnh cảnh lâm sàng của chèn ép tủy.
– TVĐĐ cạnh bên (thoát vị cạnh trung tâm): Chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh, gây bệnh cảnh lâm sàng chèn ép rễ và tủy phối hợp.
– Thoát vị lỗ ghép (thoát vị bên): Chủ yếu chèn ép rễ thần kinh, gây bệnh cảnh chèn ép rễ.

 

3. Chỉ định điều trị

Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật

  • Phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm: điều trị nội khoa tuyệt đối (ít nhất 80% trường hợp khỏi bệnh với thay đổi chế độ sinh hoạt và lao động, nghỉ ngơi ở giai đoạn đau cấp tính, uống thuốc khi đợt đau cấp, luyện tập thể thao như bơm, đạp xe, đu xà…)
  • Thoát vị đĩa đệm thực thụ: điều trị nội khoa bao gồm nghỉ ngơi, nằm ván cứng, luyện tập và vật lý trị liệu, điều trị thực thụ 6- 8 tuần. Chỉ định mổ khi điều trị nội thất bại, rối loạn cơ tròn, đau quá mức mà thuốc giải đau không có tác dụng và liệt nhóm cơ mà rễ thần kinh bị chèn ép và teo cơ.
  • Thoát vị đĩa đệm di trú: chỉ định mổ bắt buộc

TS.Bs Nguyễn Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *