Chấn Thương Cột Sống: Mục Tiêu Điều Trị Và Chăm Sóc

CHÂN THƯƠNG CỘT SỐNG: MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC.

CTCS ngày càng gia tăng do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động( xây dựng, hầm mỏ, đào đất, thiên tai…)

Thế giới: 15 -20% CTCS có kèm thương tổn thần kinh ( liệt vận động, cảm giác, RL cơ tròn), ở Việt nam là 70%, vấn đề xử trí và sơ cứu ban đầu chưa đúng.

Hậu quả: Di chứng nặng nề, tàn phế, liệt 2 chân, RL đại tiểu tiện, loét nhiễm trùng….là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mục tiêu điều trị

Phòng ngừa thương tổn tủy nặng hơn, hạn chế thương tổn tủy thứ phát: cố định và vận chuyển bệnh nhân đúng cách

Nắn chỉnh, cố định các thương tổn mất vững cột sống: bên ngoài, bên trong (áo nẹp cột sống hoặc mổ cố định cột sống)

Phòng các biến chứng của liệt tủy: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, loét do nằm lâu ở các chỗ tỳ đè, teo cơ cứng khớp, viêm tắc động tĩnh mạch chi do nằm lâu, viêm bàng quang và hội chứng bàng quang bé

Hồi phục chức năng: tập vận động sớm

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG.

Mục đích yêu cầu:

1.Giúp BN tập phục hồi chức năng vận động.

2.Phòng các biến chứng của liệt do nằm lâu:

Viêm phổi

Teo cơ cứng khớp.

Loét nằm

Viêm tắc động tĩnh mạch chi do nằm lâu

Viêm bàng quang và hội chứng BQ bé.

CHĂM SÓC HÔ HẤP

Nhằm mục đích: phòng chống viêm phổi, xẹp phổi

Cách thực hiện: theo dõi tần số thở, hút đờm dãi, thở Oxy, hô hấp hỗ trợ nếu có liệt cơ hô hấp (cơ hoành: rất quan trọng cho hô hấp C3- C4- C5, Cơ liên sườn: D1- D11, cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ thang…_

  • Nằm đầu cao 300, thay đổi tư thế nghiêng 2-3h/lần
  • Hút đờm rãi 1-2h/lần, thở oxy hỗ trợ
  • Kịp thời phát hiện tắc NKQ, MKQ
  • Khí dung 2-3 lần/ngày
  • Vỗ rung, dùng thuốc tan đờm, chống phù nề, chống tăng tiết đờm rãi
  • Lăn trở bệnh nhân liên tục, dựng bệnh nhân dậy
  • Nằm đệm nước, ván cứng hoặc đệm cứng
  • Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, sonde hậu môn : nhằm làm giảm áp lực trong ổ bụng giúp bệnh nhân hô hấp tốt hơn

CHĂM SÓC TUẦN HOÀN

Nhằm mục đích: đảm bảo khối lượng tuần hoàn

Cách thực hiện: cho bệnh nhân uống đủ, ăn đủ, tính bilan nước vào và ra của cơ thể trong 24h, truyền dịch đủ và đúng.

CHĂM SÓC PHÒNG LOÉT

+ Các vị trí loét do tỳ đè: xương chẩm, bả vai, cùng cụt, xương gót

  • Đệm nước toàn thân hoặc các vùng tỳ đè
  • Tập vận động liên tục các khớp, lăn trở bệnh nhân thay đổi tư thế ít nhất 2h/lần
  • Lau khô cơ thể bệnh nhân
  • Sử dụng thuốc phòng loét, lưới urgo…các thuốc chống viêm tắc mạch: kiểm tra những vùng da ửng đỏ, chuyển màu, bề mặt da bì cảm giác kém là những vùng da nguy cơ loét rất cao.

TEO CƠ CỨNG KHỚP

Tập vận động thụ động và chủ động tất cả các khớp liên tục dưới sự trợ giúp của người khác hoặc chính bản thân bệnh nhân 2-3h/lần tại giường nằm

Dùng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, thuốc chống đông nhằm tránh tắc mạch sâu

CHĂM SÓC BÀNG QUANG

Nhằm mục đích : tránh nhiễm khuẩn tiết niệu và kẹp ống thông ngắt quãng để tập phản xạ, tránh hội chứng bàng quang bé.

Cách thực hiện

v Đặt sonde tiểu đảm bảo vệ sinh, vệ sinh sonde tiểu và bộ phận sinh dục thường xuyên

v Kẹp thả sonde tiểu 4-6h/lần ngắt quãng

v Tập phản xạ đi tiểu, tự thay sonde

v Uống đủ lượng nước cần thiết

v Sử dụng các thuốc KS phù hợp

v Theo dõi tính chất phân

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH

– Đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân: đường miệng, đường tĩnh mạch, qua ống thông dạ dày.

– Theo dõi tính chất phân : tránh táo bón có thể gây tắc ruột

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Nên được tiến hành ngay từ đầu và phối hợp với cộng đồng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *