Hotline: 0868.368.369

Bác Sĩ Nguyễn Vũ - Phẫu thuật cột sốngBác Sĩ Nguyễn Vũ - Phẫu thuật cột sống

  • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Kinh nghiệm
    • Liên hệ
  • Phẫu thuật cột sống
    • Bệnh lý cột sống
      • Thoát Vị Đĩa Đệm
      • Hẹp Ống Sống
      • Trượt Đốt Sống
      • Nang rễ thần kinh Tarlov
      • Thoái Hóa Cột Sống
      • U tủy – U đốt sống
      • Đau lưng cấp-Vẹo cổ
      • Rỗng tủy-Gai đôi cột sống
      • Vẹo cột sống
    • Chấn thương cột sống
      • Biến chứng do điều trị sai
      • Chấn thương cột sống cùng cụt
      • Chấn thương cột sống cổ thấp
      • Chấn thương cột sống cổ cao
      • Chấn thương cột sống thắt lưng
      • Chấn thương cột sống ngực
      • Điều trị kỹ thuật cao
      • Lún xẹp đốt sống
      • Cấp cứu chấn thương cột sống
  • Thần kinh sọ não
    • Bệnh lý thần kinh sọ não
      • Phình mạch não
      • Thông động tĩnh mạch (MAV)
      • U máu thể hang
      • Dãn não thất
      • U não
      • Dị dạng cổ chẩm
      • Abces não
      • Đau dây v
      • Hẹp hộp sọ-u xương sọ
    • Chấn thương sọ não
      • Khuyết sọ-Tiêu xương sọ
      • Máu tụ dưới màng cứng mạn tính
      • Máu tụ ngoài màng cứng
      • Chụp phim trong chấn thương sọ não
      • Máu tụ dưới màng cứng cấp tính
      • Tổn thương xoang tĩnh mạch
      • Máu tụ trong não, dập não, phù não
      • Cấp cứu chấn thương sọ não
      • Động kinh
  • Báo Chí
  • Hỏi – Đáp
  • Bài tập trước sau mổ
Bác Sỹ Nguyễn Vũ
Thứ Ba, 21 Tháng Tư 2020 / Đăng tại Hỏi - Đáp, Lún xẹp đốt sống

Điều trị lún xương cột sống bằng phương pháp bơm xi măng

Đối với người bệnh bị lún xương cột sống, khi điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phương pháp bơm xi măng. Vậy phương pháp này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

 

Nội dung bài viết

  • Khi nào nên điều trị lún xương cột sống bằng bơm xi măng sinh học?
  • Bạn cần chuẩn bị gì khi điều trị bằng bơm xi măng sinh học?
  • Các thiết bị được sử dụng khi điều trị lún xẹp cột sống bơm xi măng sinh học
  • Kĩ thuật bơm xi măng sinh học được tiến hành như thế nào?

Khi nào nên điều trị lún xương cột sống bằng bơm xi măng sinh học?

Bơm xi măng sinh học là kĩ thuật điều trị lún xương cột sống dùng một ống thông rất nhỏ chọc qua da và bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị lún xẹp.

Có hai kĩ thuật bơm xi măng sinh học: bơm xi măng sinh học không dùng bóng (Vertebroplasty) và bơm xi măng sinh học dùng bóng (Kyphoplasty)

Khi nào nên điều trị lún xương cột sống bằng bơm xi măng sinh học? Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Đau cột sống do loãng xương gây lún xương cột sống

– Đau cột sống cấp tính do lún xương cột sống cần phải nhập viện điều trị

– Điều trị lún xương cột sống bằng thuốc giảm đau, nẹp lưng, nghỉ ngơi mà không khỏi

– Đau trong xẹp đốt sống do chấn thương.

– Lún xương cột sống ở người già

– Lún xương cột sống do các khối u ác tính

– Loãng xương do dùng Corticoid kéo dài hoặc bệnh chuyển hóa. 

bom-xi-mang-sinh-hoc

Bạn cần chuẩn bị gì khi điều trị bằng bơm xi măng sinh học?

Trước khi tiến hành bơm xi măng sinh hoạc, người bệnh sẽ được khám toàn diện nhằm đánh giá mức độ lún xương cột sống và toàn trạng. Việc đánh giá này bao gồm: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu để xác định tình trạng máu chảy máu đông. 

  • Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp các thông tin sau:

+ Tất cả các thuốc mà người bệnh đang dùng kể cả thuốc bổ;

+ Các bệnh đang mắc, đặc biệt là bệnh tim, huyết áp, suy thận;

+ Người bệnh bị dị ứng thuốc nào, có dị ứng với thuốc tê, thuốc mê và thuốc cản quang nào không

+ Người bệnh có thai hoặc nghi ngờ có thai. 

  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dừng các thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc chống đông trong một thời gian trước khi làm thủ thuật.
  • Vào ngày tiến hành bơm xi măng sinh học, người bệnh có thể dùng các thuốc thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hãy có người thân đi cùng để tiện hỗ trợ, chăm sóc.

Các thiết bị được sử dụng khi điều trị lún xẹp cột sống bơm xi măng sinh học

thiết bị bơm si măng sinh học

Các thiết bị thường được sử dụng để tiến hành bơm xi măng sinh học điều trị lún xương cột sống bao gồm:

– Một máy Xquang kết nối với màn hình video để theo dõi quá trình làm thủ thuật, đảm bảo xi măng được bơm vào đúng vị trí. 

– Một kim rỗng hoặc ống rỗng – được gọi là troca

– Xi măng sinh học là Polymethylmethacrylate (PMMA), có bề ngoài khá giống kem đánh răng và se bị đông cứng khi được bơm vào vùng tổn thương.

– Bóng để tạo khoang trống trong thân đốt sống để bơm xi măng vào.

– Các thiết bị khác: máy siêu âm, thiết bị theo dõi nhịp tim và huyết áp. 

Kĩ thuật bơm xi măng sinh học được tiến hành như thế nào?

Kỹ thuật bơm xi măng sinh để điều trị lún xương cột sống được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Kỹ thuật này được thực hiện với những bước cơ bản sau: 

  • Người bệnh nằm sấp và được kết nối với các thiết bị theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở trong suốt quá trình làm can thiệp.
  • Một kĩ thuật viên sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân khi cần. Bệnh nhâncó thể được dùng thuốc an thần hoặc thuốc chống nôn, giảm đau, kháng sinh phòng nhiễm trùng trong quá trình bơm xi măng sinh học.
  • Bác sĩ sẽ sát trùng bằng thuốc sát trùng và gây tê tại vùng chọc kim ở vị trí gần với tổn thương nhất.
  • Một đường rạch da nhỏ được thực hiện, dưới hướng dẫn của máy can thiệp, kim được chọc qua các cơ của cột sống đến vùng bị tổn thương.
  • Trong Veterbroplasty, xi măng sinh học sẽ được bơm từ ngoài qua kim vào đốt sống, khoảng 20 phút đầu xi măng có thể lỏng nhưng sau đó xi măng sẽ cứng dần, cột sống được cố định.
  • Trong Kyphoplasty, bác sĩ sử dụng một quả bóng. Bóng được đưa qua lòng kim vào thân đốt sống bị tổn thương và bóng sẽ được bơm căng để đưa thân đốt sống về chiều cao bình thường. Sau đó bóng sẽ làm xẹp bóng từ từ và được đưa ra ngoài. Khoảng trống trong thân đốt sống do bóng tạo ra sẽ được lấp đầy bằng xi măng sinh học. 
  • Xquang hoặc cắt lớp vi tính được thực hiện sau khi đã bơm xi măng sinh học nhằm kiểm tra sự phân bố xi măng.
  • Băng cầm máu và tháo đường truyền tĩnh mạch.

Kỹ thuật bơm xi măng sinh học trong điều trị lún xương cột sống thường được thực hiện trong khoảng một tiếng hoặc lâu hơn nếu người bệnh có nhiều đốt sống bị tổn thương. Khi kết thúc quá trình bơm xi măng sinh học khoảng 1-2 tiếng, người bệnh có thể đi lại bình thường, ăn uống bình thường. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về phương pháp bơm xi măng sinh học để điều trị lún xương cột sống. Người bệnh lún xương cột sống không nhất thiết phải sử dụng phương pháp này, hãy đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị lún xương cột sống hiệu quả!

  • Tweet

Những gì bạn có đọc tiếp

Lún đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Khuyết eo đốt sống
Đau lưng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin bài mới

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Bệnh thoái hóa cột sống là những vấn đề được kh...
  • Hẹp ống sống : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Bệnh hẹp ống sống được đánh giá là một trong nh...
  • Điều trị lún xương cột sống bằng phương pháp bơm xi măng

    Đối với người bệnh bị lún xương cột sống, khi đ...
  • Lún đốt sống cổ có nguy hiểm không?

    Lún đốt sống cổ là các trường hợp thường xuyên ...
  • lún xẹp đốt sống

    Bệnh Lún xẹp đốt sống : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Một trong những vấn đề khiến người bệnh lo lắng...

TIẾN SĨ. BÁC SỸ NGUYỄN VŨ

Địa chỉ: Phòng 205 tầng 2 nhà A2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0868.368.369 | 0936182005
Thư điện tử: bacsinguyenvu@gmail.com
Website: www.bacsynguyenvu.vn

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH
Sáng thứ 2: Khoa khám bệnh theo yêu cầu Phòng 11 tầng 3 nhà A2
Ngày thứ 3: Khoa khám bệnh Phòng 108 tầng 1 nhà A2
Ngày thứ 4-5: Phòng khám số 1 Phòng 105 nhà A5
Đặt lịch khám theo yêu cầu : 0868.368.369

DMCA.com Protection Status
  • Facebook
  • bacsinguyenvu@gmail.com
  • Hotline: 0868.368.369
  • KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI

© 2017. All rights reserved. Designed by INNOCOM.

ĐẦU Call Now Button