Hẹp ống sống thắt lưng: Giải phẫu, sinh lý bệnh và nguyên nhân gây bệnh

Hẹp ống sống thắt lưng là sự giảm kích thước đường kính trước sau hoặc đường kính ngang của ống sống do bẩm sinh hoặc mắc phải gây chèn ép các thành phần thần kinh trong ống sống. Bệnh lý này được Sachs và Fraenkel nhắc đến đầu tiên vào năm 1900 và được Verbiest mô tả đầy đủ các biểu hiện năm 1954. Ở Thụy Điển, có 50/100.000 dân mắc bệnh trong đó có khoảng 48-52% biểu hiện đau chân và đi lại khó khăn.

Với biểu hiện đau cột sống thắt lưng, đau tê chân và hạn chế vận động (không đứng lâu, chỉ đi bộ được quãng đường ngắn) kiến cho bệnh nhân không tham gia các hoạt động bình thường và các hoạt động xã hội, chính việc hạn chế vận động có thể dẫn tới béo phì-là yếu tố khởi phát của bệnh lý tim mạch và các rối loạn chuyển hóa khác. Trầm trọng hơn là tàn phế cùng với sự suy giảm chức năng sinh dục, đại tiểu tiện không tự chủ.

A/ Nhắc lại giải phẫu và vị trí hẹp ống sống

Cột sống vùng thắt lưng cùng được chia làm 3 đoạn: đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống thắt lưng xếp chồng lên nhau ở giữa là đĩa đệm có xu hướng cong ra phía trước; đoạn cùng gồm 5 đốt sống cùng dính nhau và cong ra phía sau và đoạn xương cụt có 4 đốt. Mỗi đốt sống gồm các thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm đốt sống và lỗ đốt sống trong đó cung đốt sống bao gồm cuống cung đốt sống phía trước và mảnh cung đốt sống phía sau còn lỗ đốt sống do cung đốt sống từ hai phía tạo nên. Các lỗ đốt sống xếp với nhau theo tuần tự hình thành nên ống sống. Chính vì vậy ống sống được giới hạn bởi phía trước là than đốt sống và đĩa đệm, phía sau bởi cung đốt sống, dây chằng vàng, bên cạnh là lỗ tiếp hợp, cuống cung… Chính vì vậy khi xuất hiện thoái hóa cột sống (thoát vị đĩa đệm, phì đại mấu khớp, mỏ xương, phì đại dây chằng…) sẽ gây ra hẹp ống sống.

Trong ống sống chứa tủy sống (màng cứng, tủy, rễ thần kinh, dịch não tủy và các tổ chức khác: mạch máu, mỡ…). Bình thường, ống sống ở L1L2 có hình ba cạnh kích thước 14-22mm, ở đoạn L3-L5 có hình năm cạnh kích thước 13-20mm. Chiều trước sau ống sống trên hướng đứng dọc trung bình là 16-18mm, nếu giảm còn 11-15mm là hẹp tương đối và dưới 10mm là hẹp tuyệt đối. Để xác định kích thước ống sống trên phim chụp, người ta thường dựa vào chỉ số Jones-Thomson:

Chỉ số Jones-Thomson= (A x B) / (C x D)

Trong đó A, B là chiều ngang, còn C, D là chiều trước sau của ống sống và thân đốt sống cùng mức

Bình thường chỉ số Jones-Thomson vào khoảng 0,22 đến 0,5, được xác

định là hẹp khi giảm dưới 0,22, rộng khi tăng trên 0,5.

Cột sống: đồng hành với quá trình phát triển là quá trình thoái hóa, có tác giả cho rằng cột sống thoái hóa từ lúc 2 tuổi, lứa tuổi càng cao thì thoái hóa càng nhiều và thấy rõ ở bắt đầu độ tuổi 30. Cơ chế thoái hóa của cột sống là sự kết hợp của hai quá trình: thoái hóa sinh lý tự nhiên và thoái hóa mắc phải (chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa). Sự thoái hóa bao gồm: thoái hóa xương và dây chằng (dây chằng bị kéo giãn vôi hóa- cốt hóa trở nên sần sùi chèn ép vào ống sống và rễ thần kinh) quá trình này nặng dần gây phì đại các mấu khớp, chồi xương than đốt sống gây hẹp lỗ tiếp hợp chèn ép rễ thần kinh. Đặc biệt quá trình thoái hóa gây thoái hóa đĩa đệm làm bao xơ nứt rách, tiêu nhân nhần, hư sụn cột sống gây thoát vị đĩa đệm chèn ép ống sống, xẹp đĩa đệm.

Bên cạnh đó hệ thống dây chằng bao quanh đĩa đệm rất giầu thần kinh, khi có chèn ép sẽ gây kích thích đau tại chỗ gây co cứng co thắt cơ vùng thắt lưng, đây là nguyên nhân đau thắt lưng. Kèm theo là sự xung đột đĩa rễ, mỏ xương-phì đại diện khớp gây chèn ép, đây là nguyên nhân của biểu hiện đau kiểu rễ.

Tùy thuộc vị trí chèn ép trong ống sống do nhiều nguyên nhân gây ra mà có thể chia ra các loại hẹp ống sống thắt lưng: hẹp trung tâm (là hẹp vùng giới hạn giữa hai mỏm khớp bao gồm cả màng cứng và các thành phần quanh nó), hẹp ngách bên (bắt đầu từ bờ ngoài của màng cứng tới bờ trong của cuống sống. Giới hạn của ngách bên là cuống sống ở phía ngoài, mỏm khớp trên ở phía sau, đĩa đệm và dây chằng dọc sau ở phía trước và phần ống trung tâm ở phía trong), hẹp lỗ tiếp hợp (lỗ mà rễ thần kinh từ ống sống chui ra) hoặc phối hợp các loại hẹp.

B/ Các nguyên nhân gây hẹp ống sống vùng thắt lưng cùng.

  1. Hẹp ống sống bẩm sinh.

– Bệnh loạn sản sụn.

– Hẹp ống sống nguyên phát

o Đường kính trước sau bị ngắn.

o Khoảng cách liên cuống bị ngắn.

o Ngách bên của ống sống bị san phẳng.

– Dị dạng đốt sống: có thể dị dạng toàn bộ cột sống thắt lưng hoặc chỉ

dị dạng một đốt sống thắt lưng, có thể hẹp nhiều hay ít hoặc chỉ hẹp ở ngách

bên

– Phì đại các khối khớp.

– Quá ưỡn cột sống thắt lưng.

– Dị dạng các bản và cuống cung sau.

– Phì đại dây chằng vàng.

  1. Hẹp ống sống mắc phải.

– Biến đổi thoái hóa: thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, vôi hóa dây

chằng vàng, vôi hóa dây chằng dọc sau.

– Trượt đốt sống

– Phản ứng xương ở các cạnh và khớp đốt sống.

– Thoát vị đĩa đệm

– Hẹp ống sống sau phẫu thuật: sau phẫu thuật cố định cứng cột sống tổ

chức sẹo

– Hư khớp: thường gặp ở các khối khớp sau

– Do các gai xương ở cỏc mõm trờn và dưới của đốt sống

– Hẹp ống sống sau chấn thương

– Bệnh toàn thân: nhiễm độc fluor, bệnh Paget

  1. Nguyên nhân hỗn hợp:

Thường gặp hẹp ống sống nguyên phát kết hợp với biến đổi thoái hóa.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *