Chấn Thương Cột Sống Ngực-Thắt Lưng: Kỹ thuật mổ kinh điển

I. TIẾN HÀNH MỔ

a. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

b. Tư thế bệnh nhân

Bệnh nhân nằm sấp, đầu được đặt trên yên ngựa hoặc gối mềm đảm bảo không gập NKQ. Kê gối vào hai bên gai chậu và hai bên ngực sao cho ngực và bụng bệnh nhân không bị chèn ép.

c. Dụng cụ:
    Một gu gặm xương (Rongeur), Kerrison, Probe, Point-tip-probe, Curette (thẳng và chếch 450), bộ dụng cụ thường quy phẫu thuật và dụng cụ đặt ốc.

d. Kỹ thuật mổ:

    Xác định đốt tổn thương bằng chụp xquang trong mổ, đánh dấu đốt tổn thương.

Phong bế hai bên dọc theo gai sau đốt trên và dưới đốt tổn thương bằng hỗn hợp dung dịch xylocain và adrenaline 1/100000 trước khi rạch da để hạn chế chảy máu.

Rạch da chính giữa dọc theo gai sau đốt sống, trên và dưới đốt tổn thương một đốt sống.

     Bóc tách hai bên cơ cạnh cột sống bộc lộ cung sau đốt sống của đốt tổn thương và hai đốt trên và dưới.

Phải xác định điểm vào cuống chính xác là điểm giao nhau giữa đường thẳng qua giữa mỏm ngang và đường thẳng qua diện khớp dọc (1/4 sau dưới).

      Từ điểm chuẩn đã xác định nơi vào chân cung, dùng gu gặm xương gặm 1 phần xương tại điểm đã xác định.

    Dùng Curette 450 nạo sạch phần xương xốp (có thể dùng Kerrison để mở rộng miệng phễu).

    Dùng curette thẳng đầu nhỏ dùi lỗ.
Dùng Point – tip – probe kiểm tra lại 4 thàng của chân cung xem có phải là xương không và kiểm tra bờ trước của thân đốt sống. Lúc này luôn thấy có máu lẫn tủy xương chảy ra từ đáy hình phễu.

    Dùng Probre để làm rộng chân cung và hướng mặt lõm của probe ôm than đốt sống. Dùng taro theo kích thướng ốc sẽ đặt và đặt ốc.

    Trong chất thương thường đặt 04 vít vào chân cung của đốt trên và đốt dưới tổn thương (nên đặt thêm thanh ngang để chống di lệch xoay) hoặc 06 vít vào chân cung của hai đốt dưới tổn thương và 1 đốt trên tổn thương (trong trường hợp trật xoay hoặc gập góc nhiều cần có lực nắn chỉnh lớn.

Sau khi đặt ốc, đặt thanh dọc liên kết các ốc vít, đặt ốc khóa trong. Nắm chỉnh và giãn nẹp trước khi cố định nẹp vít.

Tùy từng trường hợp mà có chỉ định mở cung sau giải ép hay không. Chỉ định được đặt ra khi có biểu hiện lâm sàng chèn ép thần kinh hoặc trên hình ảnh phim chụp có chèn ép ống sống ngang mức tổn thương.

Cầm máu và đóng vết mổ từng lớp giải phẫu (cơ, cân, dưới da và da), dẫn lưu vùng mổ.

II. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

  • Trong 24h đầu :

    • Chăm sóc thường qui giống như sau phẫu thuật thông thường ( gây mê nội khí quản, tủy sống, huyết động, dẫn lưu) : Toàn trạng, tri giác, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…
    • Theo dõi chảy máu : thường xảy ra trong 24h đầu sau mổ.
    • Tại chỗ vết mổ : băng vết mổ, chân chỉ, dẫn lưu
    • Biểu hiện : Vết mổ sưng nề căng, dẫn lưu máu ra nhiều hoặc chảy qua vết mổ máu đông số lượng nhiều.
    • Thuốc điều trị :
      • Methyl prednisolone ( Solumédrol).
      • Kháng sinh.
  • Sau 24h :

    • Theo dõi huyết động.
    • Ngồi dậy sớm (5-7 ngày sau mổ), vỗ rung thường xuyên.
    • Đặt ống thông tiểu: thay sonde tránh nhiễm khuẩn tiết niệu. Kẹp ống thông ngắt quãng để tập phản xạ, tránh hội chứng bàng quang bé.
    • Phục hồi chức năng

TS.BS Nguyễn Vũ


Đặt câu hỏi cho bác sý Nguyễn Vũ tại:  https://bacsynguyenvu.vn/form-dang-ky-tu-van

Bình Luận Facebook

2 comments

  1. Dạ e bị gãy 3 đốt sống lưng đã được phẩu thật nay cũng hơn 2 tháng nhưng 2 chân e vẩn chưa hoạt động hay cử động được chỉ có cảm giác đau và ngứa phần chân vậy bác sĩ cho e hỏi khả năng đi lại của e cìn hong ạ

    1. Chào quý vị
      Chúng tôi rất mừng và cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi.
      Với câu hỏi của quý vị chúng tôi xin trả lời như sau:với những chấn thương cột sống có liệt tuỷ như bạn thì được chia mức độ hồi phục như sau. Nếu không có rối loạn vận đông và cảm giác: đi lại bình thường, vận động được mà mất hoặc giảm cảm giác: vận động được và cảm giác hồi phục nhưng không hoàn toàn, còn cảm giác mà mất vận động: hồi phục vận động rất khó khăn-ít hồi phục hoàn toàn-nếu có hồi phục thì thường là năm đầu sau chấn thương (ĐÂY CHÍNH LÀ TÌNH TRẠNG CỦA BẠN), và cuối cùng là ko có vận động và cảm giác: rất khó khăn cho hồi phục, ít có cơ hội. Vì vậy mong bạn cố gắng và quyết tâm tập luyện kết hợp với châm cứu và phục hồi chức năng để có thể tăng cơ hội cho bản thân.
      Hãy liên hệ qua số đt/zalo/Viber: 0868.368.369 để được nhận bài tập hoặc tham khảo các bài tập qua kênh YouTube.com/tiensibacsinguyenvu hoặc Fanpage để nhận các video tập luyện nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *