Chuẩn đoán mức độ trượt đốt sống

Chỉ với phim chụp x quang thường quy các tư thế thẳng nghiêng, chếch ¾ và cúi ưỡn tối đa là 90% đã chẩn đoán được nguyên nhân gây trượt đốt sống và mức độ trượt đốt sống. Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản và hiệu quả

Đa số các trường hợp dễ dàng phát hiện hình ảnh khuyết eo, đặc biệt ở tư thế chếch 3/4 giúp phát hiện chính xác tổn thương này. Hình ảnh khuyết eo trên phim X quang là hình ảnh dây da trên cổ chó (Scotty dog). Có hai hình thái tổn thương eo: khe hở eo và tổn thương kéo dài eo. Phần lớn bệnh nhân chỉ có khe hở eo ở một mức đốt sống, nhưng cũng có thể gặp ở nhiều mức đốt sống.truot-dot-song

Các bác sĩ dựa trên phim X quang nghiêng chia mức độ trượt đốt sống thành 04 độ. Trượt độ I khi đốt sống trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ II khi đốt sống trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ III khi đốt sống trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ IV khi đốt sống trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Có tài liệu chia 5 độ, TĐS độ V (Spondyloptosis) là khi đốt sống trượt hoàn toàn (Napoleon’s Hat)

Ngoài ra, X quang động cột sống thắt lưng tư thế cúi tối đa và ưỡn tối đa là phương pháp tốt nhất phát hiện những chuyển động bất thường trong bệnh lý mất vững cột sống. Hai chỉ tiêu chính đánh giá sinh cơ học của cột sống thắt lưng là độ trượt (translation motion) và độ gập góc (angular motion). Số liệu đo được ở trên người bình thường như sau:

Mặc dù di lệch trượt giữa các đốt sống ở người bình thường có thể là 6 mm, nhưng trên thực tế lâm sàng những BN đau cột sống có độ di lệch của đốt sống từ 4,5 mm trở lên hay di lệch 15% được coi là mất vững cột sống. Độ gập góc bệnh lý từng đoạn cột sống như sau: tại mức L1-2, L2-3, L3-4 ³ 150, mức L4-5 ³ 200, mức L5-S1 ³ 250. Các hình ảnh X- quang có giá trị tiên lượng mức độ nặng của bệnh bao gồm: biến dạng gập góc, độ trượt của đốt sống, biến dạng mặt trên của xương cùng và biến dạng hình thang của thân đốt sống trượt. Đây là các dấu hiệu phản ánh chính xác sự mất vững cột sống

Mặc dù x quang đã có thể đánh giá được đến 90% nguyên nhân và mức độ trượt đốt sống nhưng để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh thì vẫn phải chụp phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để đánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh và ống sống của người bệnh

Bình Luận Facebook

4 comments

    1. Chào bạn. Đầu tiên phải có chẩn đoán trước khi điều trị đã bạn nhé. Biểu hiện của bạn là đã có chèn ép rễ thần kinh rồi.Với biểu hiện chèn ép này thì cần chụp phim cộng hưởng từ để khẳng định chẩn đoán rồi sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nếu bạn có phim chụp rồi thì hãy gửi cho chúng tôi nhé

  1. Mẹ em bị trượt đốt sống lưng, đã phẩu thuật được hơn 1 năm. Tuy nhiên, gần đây hai chân bị đau vào lúc sáng, khi khám bệnh các bác sĩ chẩn đoán do bị chèn dây thần kinh, chỉ cho uống thuốc nhưng không bớt. Hai chân ngày càng đau nhiều. Do tình hình dịch bệnh nên chưa đến các bệnh viện tốt điều trị, xin tư vấn từ bác sĩ. Xin cảm ơn.

    1. Chào quý vị
      Chúng tôi rất mừng và cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng chúng tôi.
      Với câu hỏi của quý vị chúng tôi xin trả lời như sau: sau phẫu thuật mà có biểu hiện đau tê chân trở lại là biểu hiện của chèn ép thần kinh. Nguyên nhân có nhiều nhưng thường gặp nhất là: xơ dính vùng mổ, thoát vị hay thoái hoá các đốt sống liền kề…Để biết chính xác thì cần làm các thăm dò sau: chụp X-quang cột sống, chụp cộng hưởng từ và đo dẫn truyền thần kinh 2 chân. Rất tiếc do dịch mà quý vị chưa đưa người thân đi thăm khám được thì hay liên hệ qua số đt/zalo/Viber: 0868.368.369 để được nhận bài tập hoặc tham khảo các bài tập qua kênh YouTube.com/tiensibacsinguyenvu hoặc Fanpage để nhận các video tập luyện nhé. Điều quan trọng nhất vẫn phải là thăm khám sớm và chụp phim để đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *