Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Nào Thì Mổ

Với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị nội khoa và các phương pháp can thiệp không mổ như hoá tiêu nhân nhầy, giảm áp đĩa đệm cột sống qua da bằng laser… Vì vậy chỉ định phẫu thuật sao cho phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng và còn nhiều tranh luận. Mục đích của việc phẫu thuật là lấy bỏ nhân nhầy thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vững chắc của cột sống.

Hiện nay các tác giả thống nhất là sau khi có chẩn đoán xác định bệnh nhân được điều trị nội một cách có hệ thống cơ bản mà không khỏi sẽ tiến hành phẫu thuật.

Điều trị nội một cách hệ thống là bất động trong thời gian cấp tính, mặc áo nẹp cột sống khi ngồi, đứng, lái xe từ 30 phút trở lên, điều trị dùng thuốc giãn cơ, giảm đau, kháng viêm, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với phục hồi chức năng

thoat-vi-dia-dem-khi-nao-thi-mo

Chỉ định phẫu thuật đặt ra:

  • Tuyệt đối: Hội chứng đuôi ngựa ( đại tiểu tiện khó hoặc đại tiểu tiện không tự chủ) hoặc hội chứng chèn ép rễ thần kinh 1 hoặc 2 bên gây liệt nhóm cơ mà rễ thần kinh bị tổn thương chi phối và gây đau nhiều không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, teo cơ mông hoặc đùi hoặc cẳng chân. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm di trú
  • Tương đối: Sau điều trị nội trong vòng từ 5-8 tuần không đạt kết quả (nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc giảm đau chống viêm…) với các biểu hiện: đau kiểu rễ hoặc thoát vị đĩa đệm mạn tính tái phát kèm đau rễ. Hình ảnh đĩa đệm gây rách hoàn toàn bao xơ

Ngoài ra, còn có một sống thể đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu

  1. TVĐĐ gây đau quá mức: Bệnh nhân không thể chịu đựng được hoặc nằm im không nhúc nhích, đau mất ăn mất ngủ, không dám ho, dùng các loại thuốc giảm đau đều không có tác dụng.
  2. TVĐĐ gây liệt: TVĐĐ chèn ép rễ thần kinh (thường ở rễ L5 và S1) dẫn đến giảm trương lực cơ gây yếu hoặc liệt các nhóm cơ do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, liệt chỉ phục hồi được khi phát hiện sớm và mổ giải ép kịp thời. Liệt rễ L5 thì các cơ khu trư¬ớc ngoài cẳng chân sẽ bị liệt làm cho bệnh nhân không thể đi bằng gót chân đ¬ược (gấp bàn chân), còn liệt rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bệnh nhân không thể đi kiễng chân đ¬ược (duỗi bàn chân).
  3. TVĐĐ gây hội chứng đuôi ngựa: Thường do thoát vị lớn bị đứt rời thành khối hay bị vỡ ra thành nhiều mảnh rơi vào trong ống sống gây liệt mềm đột ngột hai chi dưới kèm theo rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác tầng sinh môn hình yên ngựa (tê bì mất cảm giác vùng hậu môn, sinh dục)

Bình Luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *