Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Người trẻ liệu có mắc bệnh?

“Bao nhiêu tuổi thì có thể bị thoát vị đĩa đệm?”

Với các bác sĩ chuyên ngành cột sống, câu hỏi thường gặp hàng ngày là: “Tại sao con tôi ít tuổi vậy đã mắc thoát vị đĩa đệm?“; “Sao con tôi trẻ thế mà đã mắc thoát vị đĩa đệm lâu rồi là sao?”; “Trẻ như vậy sao lại đã bị thoát vị, làm thế nào để điều trị?”, …
Gần đây chúng tôi có phẫu thuật cho 1 bệnh nhân nữ 19 tuổi. Cháu là sinh viên năm nhất của trường Y và cũng là con của 1 đồng nghiệp chúng tôi. Với các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh và gây ra hẹp ống sống: đau cột sống thắt lưng có tính chất cơ học. Biểu hiện đau thần kinh tọa hai chân và có dấu hiệu đau cách hồi thần kinh. Bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng thuốc và vật lý trị liệu 6 tuần đầy đủ nhưng không đỡ, triệu chứng nặng hơn.
Khi chụp phim cộng hưởng từ thì thấy khối thoát vị lớn chèn ép trung tâm chiếm gần toàn bộ lòng ống sống, tiên lượng cuộc mổ là khó khăn do khối thoát vị lớn sẽ đẩy cả rễ thần kinh và ống sống ra phía sau, ống sống hẹp nặng nên nguy cơ tổn thương rễ thần kinh và rách màng cứng là cao.

Khi mở vào là một khối thoát vị lớn đã canci hóa và dính vào màng cứng, rễ thần kinh bị đẩy lồi ra sau, bóc tách rất khó khăn do không lấy được từng phần khối thoát vị. Vì đây là một khối calci cứng chắc và xơ dính. Dưới kính vi phẫu, qua đường lỗ liên hợp BN được lấy đĩa giải ép dần và bóc tách lấy được toàn bộ khối thoát vị tách rời đã calci hóa để giải phóng chèn ép rễ và ống tủy. Sau mổ bn hết đau chân, không còn biểu hiện chèn ép rễ tuy nhiên còn bị tê bì chân 1 thời gian


Câu hỏi 1: “Người trẻ có bị thoát vị hay không?”

     Người trẻ hoàn toàn có thể mắc thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên khác với bệnh lý thoát vị đĩa đệm do thoái hóa, người trẻ có nguyên nhân khởi phát thoát vị đĩa đệm do chấn thương: bê vác vật nặng, với đồ trên cao, chấn thương do chơi thể thao…
Khi đó áp lực trong đĩa đệm tăng cao gây xé rách các vòng xơ của đĩa đệm, đôi khi gây rách cả dây chằng dọc sau hình thành nên các khối thoát vị tách rời hay di trú.
Khối thoát vị gây chèn ép khiến bệnh nhân hạn chế vận động, kết hợp với dùng thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là sử dụng calci không đúng cách khiến cho quá trình calci hóa và xơ dính hình thành nên khối thoát vị rất khó bóc tách kể cả khi mổ mở.

Câu hỏi 2: “Vậy khi đã xác định thoát vị đĩa đệm thì cần phải làm gì?”

     Có đến 80-90% bệnh nhân nếu chẩn đoán thoát vị đĩa đệm sớm và điều trị kịp thời sẽ khỏi bằng dùng thuốc và vật lý trị liệu kết hợp thay đổi thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống. Khi bệnh nhân đến muộn: cột sống biến dạng ( cong vẹo, mất vững…), rễ thần kinh chèn ép đã bị tổn thương. Thì dù có can thiệp phẫu thuật giải phòng chèn ép hoàn toàn thì biểu hiện đau và tê chân vẫn còn dai dẳng ( do đây là đau mạn tính, phẫu thuật chỉ có thể giải phóng chèn ép chứ không thể phục hồi ngay tổn thương rễ thần kinh).
Đây chính là nguyên nhân chính gây thất bại cho phẫu thuật khi sự kỳ vọng vào phẫu thuật là rất lớn mà tổn thương đau mãn tính sẽ không giải quyết được với chỉ phẫu thuật

Câu hỏi 3: “Có các biện pháp nào để điều trị phẫu thuật bệnh lý này?”

     Có rất nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật. Nếu bệnh nhân đến sớm, khối thoát vị chưa calci hóa, chèn ép rễ đơn thuần. Thì sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn để điều trị: phẫu thuật nội soi, qua hệ thống ống nong…
Bệnh nhân sẽ ra viện được sau 1-2 ngày điều trị.

TS.BS Nguyễn Vũ


Đặt câu hỏi cho bác sỹ Nguyễn Vũ tại: https://bacsynguyenvu.vn/form-dang-ky-tu-van
Rất nhiều bài đăng hữu ích tại: https://www.facebook.com/hoibacsichuabenhcotsongsonao/

Bình Luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *